Ông Bùi Văn Sâm (72 tuổi) nhẹ lòng vì vợ được chạy thận gần nhà
“Đợt dịch vừa rồi, bà nhà tôi phải chạy thận cách nhà 10km bên Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ). Bên đó đông lắm, nhiều máy và nhiều người bệnh.
Ở đây vợ được chạy ca 2 mà sang đó vợ tôi chạy ca 4. Tức là từ 20h30 đến 23h30 mới lọc máu xong, về đến nhà là nửa đêm rồi”, ông Sâm nhớ lại.
Ông Sâm năm nay 72 tuổi. Vợ ông, 68 tuổi, chạy thận suốt 2 năm qua. Tuần 3 lần, đều đặn, bất kể nắng mưa, dịch dã.
“Hôm đó trời mưa lắm, con tôi chở xe máy sang bệnh viện. Vợ tôi ngồi giữa, còn tôi ngồi ngoài ôm bà ấy. Bà ấy yếu mà, phải có người giữ. Mưa gió, trời ơi là khổ”, ông Sâm nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.
Nhưng khó mấy họ cũng phải đi. Bệnh nhân suy thận nếu bỏ quên lịch lọc máu, cơ thể không lọc được chất độc sẽ rất nguy hiểm.
“Mỗi lần chạy thận tốn thêm 300.000 đồng test nhanh cho 2 người. Một tuần 3 lần là thấy hết 900.000 đồng rồi. Cô tính xem, 1 tháng là 3,6 triệu. Cao hơn cả tiền chạy thận của vợ tôi (khoảng 3 triệu/tháng).
Chưa hết nghen cô, có hôm vợ tôi mệt quá nên thôi cố gắng tìm chiếc taxi đi, mất 500.000 đồng cả đi cả về”, ông Sâm liệt kê khoản chi phí.
“Cũng may các con tôi trang trải giùm, có 2 vợ chồng già thì không biết thế nào!”.
Khi Bệnh viện Lê Văn Việt được trả lại công năng, vợ chồng ông Sâm được chuyển hồ sơ bệnh án, về chạy thận như ban đầu.
Tuần 3 lần, ông dìu vợ sang viện, ngồi chờ bà lọc máu như suốt 2 năm qua. Rồi họ lại dựa vào nhau, trở về nhà.
Không mất tiền xét nghiệm, không mất tiền đi lại, thế là họ nhẹ hẳn 1 gánh lo.
Chị Bùi Thị Bé Loan xin chuyển mẹ về chạy thận tại bệnh viện gần nhà
Cũng trong khu chờ của Khoa Thận Nhân tạo, chị Bùi Thị Bé Loan cẩn thận dìu mẹ là bà Nguyễn Thị Ánh (sinh năm 1967) lên xe lăn để trình bày với bác sĩ.
Khi nhận được cái gật đầu, chị không giấu được niềm vui, hồ hởi khoe.
“Nhà tôi ở An Giang, lên trọ ở phường Long Trường (TP. Thủ Đức). Mẹ chạy thận hơn 2 năm, bên Bệnh viện TP Thủ Đức, xa lắm. Giờ càng ngày bà càng yếu hơn. Tôi đánh liều xin bác sĩ nhận về bệnh viện này cho gần nhà”, chị chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Ánh, 54 tuổi, vừa bị bệnh tiểu đường, vừa bị suy thận giai đoạn cuối, kèm theo bệnh gan và máu nhiễm mỡ. Ngay cả việc ngồi thở, bà cũng thấy rất khó khăn.
Mỗi thứ 2, 4, 6 hàng tuần, bà phải chạy thận từ 18h đến gần 22h đêm để duy trì chức năng thận. Chị Bé Loan, đồng hành cùng mẹ trên mọi chuyến đi, bất kể giờ giấc.
“Mấy chị em cũng ráng sao cho mẹ được sống tốt ngày nào hay ngày đó. Từ thứ 4 trở đi là được chạy thận ở đây. May mà bệnh viện mở lại, mẹ tôi đỡ cực hơn”, chị Loan cẩn thận dìu bà Ánh lên xe máy, kết thúc 1 ngày may mắn.
Bệnh viện Lê Văn Việt thông báo khám bệnh bình thường từ ngày 18/10
Bệnh viện Lê Văn Việt được chuyển công năng sang điều trị bệnh nhân Covid-19 từ tháng 7/2021. Các bệnh nhân chạy thận định kỳ tại đây được chuyển sang cơ sở khác.
Ngày 15/10, nơi này chính thức được trả lại công năng ban đầu, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh không Covid-19.
“Tính riêng trong ngày 18/10, có khoảng 400 lượt bệnh đã đến thăm khám, chiểm gần 50% công suất của chúng tôi”, lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Việt cho biết.
Nơi đìu hiu, nơi đông đúc
Bệnh viện quận 7 sau 3 tuần chuyển đổi công năng về ban đầu, lượng bệnh mới chỉ đạt 50% so với trước dịch, tức là khoảng 600 lượt người.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Vũ, Phó giám đốc Bệnh viện quận 7, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân nội trú, sau khi cân đối được nhân sự.
“Trước đây nội trú mình chỉ có 20 giường, do các bác sĩ còn phải đảm nhận bên Bệnh viện dã chiến nữa. Từ tuần này, các khoa triển khai và mở rộng nội trú hơn”, bác sĩ Vũ cho biết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bắt đầu đông đúc trở lại
Trong khi đó, Bệnh viện Bình Dân hiện chỉ đạt mức 25-30% bệnh nhân so với trước dịch dù đã mở lại toàn bộ các khoa thực hiện phẫu thuật, thủ thuật như ban đầu.
“Khó khăn lớn nhất là tốn thêm thời gian, nhân lực cho test nhanh với bệnh nhân trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật. Trong khi đó nhân viên y tế vẫn đang phải chia lửa với Bệnh viện dã chiến số 8 đến hết năm nay”, một nhân viên bệnh viện chia sẻ.
Trong khi đó, bệnh viện tuyến thành phố, hoạt động theo mô hình tách đôi như Bệnh viện Nguyễn Trãi hay Nguyễn Tri Phương đón bệnh nhân có phần tích cực hơn.
Trước dịch, Bệnh viện Nguyễn Trãi có từ 1.800 đến 2.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Hiện nay, ghi nhận khoảng 1.200 lượt. Riêng khu điều trị Covid-19 được thu hẹp còn khoảng 80 giường để sẵn sàng khi có bệnh.
Ghi nhận thực tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân đã đông đúc hơn. Chủ yếu là người lớn tuổi và có đăng ký BHYT ban đầu tại đây. Bên cạnh đó, các khoa thế mạnh như Cấp cứu, Hồi sức cấp cứu cũng trong tình trạng đông bệnh.
Đa số các bệnh nhân đến khám sức khỏe giai đoạn này là người mắc bệnh mạn tính
Các bệnh viện chuyên khoa của TP.HCM vẫn chờ đợi quy định giao thương giữa các tỉnh được dễ dàng, bệnh nhân có thể thuận lợi lên TP. thăm khám.
Trong thời gian này, phần lớn các bệnh viện vẫn chưa thể đạt công suất ban đầu. Một phần do tâm lý e dè của người dân và sự hạn chế trong đi lại.
Theo lộ trình của Sở Y tế TP.HCM, trước ngày 31/10, 17 bệnh viện quận huyện sẽ phục hồi việc khám chữa bệnh ban đầu. Trước ngày 30/11, 11 bệnh viện tuyến TP cũng phải đạt mục tiêu trên.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, hiện chưa có thống kê chính xác số lượng bệnh viện đã hoàn thành việc trả lại công năng ban đầu.
Tuy nhiên, các quận huyện phải đảm bảo vừa có bệnh viện thu dung Covid-19, vừa có bệnh viện khám chữa bệnh thông thường để chăm sóc sức khỏe người dân.
Linh Giao
Trong 1 tuần, Sóc Trăng ghi nhận khoảng 1.500 ca mắc Covid-19 mới. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nhanh chóng tiếp ứng, hỗ trợ tỉnh bạn chống dịch.
" alt=""/>'Bệnh viện mở rồi, mẹ chạy thận đỡ cực hơn!'- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai.
- Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.
![]() |
Người dân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về mảnh đất mình định mua (Ảnh minh hoạ) |
- Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
- Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trước khi giao dịch mua bán bất động sản, để hạn chế những rủi ro, người dân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin về thửa đất liên quan đến giao dịch.
Thủ tục xin thông tin đất đai
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai cần điền đầy đủ các thông tin trong Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Người yêu cầu cần phải ghi chính xác số, địa chỉ thửa đất. Tiếp đó, tích dấu (x) vào ô thông tin dữ liệu cần xin cung cấp, tùy thuộc vào nhu cầu về cung cấp thông tin của từng người mà có thể tích vào một ô hoặc nhiều ô hoặc tích vào ô tất cả thông tin trên phiếu yêu cầu.
Sau đó, nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai được tổ chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và có các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện) hoặc UBND cấp xã.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất, thông tin địa chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3. Trả kết quả
Theo giấy hẹn, người nộp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất, thông tin địa chính nhận kết quả giải quyết tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính), cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp và xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan cung cấp dữ liệu phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu về đất đai.
Thời hạn giải quyết
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Thời hạn giải quyết không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã (xã, phường, thị trấn); các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Chi phí xin thông tin đất đai
- Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
- Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
- Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Phí do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mỗi tỉnh sẽ quy định mức thu khác nhau.Ví dụ, phí khai thác thông tin đất đai TP Hà Nội: 300.000 đồng đối với tổ chức; 150.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình. Phí khai thác thông tin đất đai tỉnh Nam Định: 300.000 đồng đối với tổ chức; 200.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình. Phí khai thác thông tin đất đai tỉnh Vĩnh Phúc: 210.000 đồng đối với tổ chức; 100.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình ở thị trấn; 50.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình ở thôn, xã…
Thanh Thu (Tổng hợp)
Có trường hợp bên bán thuộc nhóm không được phép tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất. Lại có trường hợp giao dịch không thể tiến hành do bên mua thuộc nhóm không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
" alt=""/>Thủ tục chi phí xin thông tin đất đai trước khi mua bánGạt đi cơn ác mộng chấn thương ảnh hưởng sự nghiệp, Luke Shaw cho thấy sự ổn định đến không ngờ, chắc chắn khâu phòng ngự và leo biên tấn công cũng cực kỳ hiệu quả.
Chính việc được Solskjaer tin tưởng đã tăng thêm sức mạnh tinh thần cho cầu thủ 25 tuổi này, để Shaw khẳng định mình là hậu vệ cánh trái hay nhất Ngoại hạng Anh thời điểm hiện tại.
Cách đây hơn nửa tháng, Shaw đã ghi dấu ấn với pha bứt tốc ấn tượng, phối hợp cùng Rashford trước khi dứt điểm lạnh lùng tung lưới Man City.
Chiến thắng quan trọng đó giúp MU củng cố vị trí trong tốp 4 và rút ngắn khoảng cách với đối thủ cùng thành phố.
Giao kèo hiện tại giữa Luke Shaw và Quỷ đỏ vẫn còn thời hạn hơn 2 năm, hưởng lương 150.000 bảng mỗi tuần.
Lãnh đạo MU dự định sẽ mời cựu hậu vệ Southampton bản hợp đồng mới kéo dài 5 năm, thù lao tăng lên mức 180.000 bảng/tuần.
Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Luke Shaw, đặc biệt kể từ ngày có thêm sự cạnh tranh của tân binh Alex Telles.
* Đăng Khôi
" alt=""/>Luke Shaw 'lên đồng', MU lập tức thưởng nóng